Thông báo cho biết thời kỳ rà soát là từ ngày 25/8/2021 đến ngày 31/5/2023. Danh sách rà soát dự kiến gồm các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ. Doanh nghiệp nào trong danh sách này không xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ trong thời kỳ rà soát phải thông báo cho DOC trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng rà soát (dự kiến đến ngày 02/9/2023).
Theo quy định, trong vòng 35 ngày kể từ ngày công bố khởi xướng rà soát (dự kiến ngày 07/9/2023), DOC sẽ tiến hành lựa chọn các doanh nghiệp làm bị đơn bắt buộc trong vụ việc dựa trên lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp từ cao tới thấp theo số liệu của CBP. Ngoài ra, trong vòng 90 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng rà soát, các bên có thể rút đơn yêu cầu rà soát của mình (dự kiến ngày 01/112023).
Bên cạnh đó, đối với một số quốc gia mà Hoa Kỳ coi là nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam, để có thể hưởng thuế suất riêng rẽ, doanh nghiệp phải nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ trong vòng 30 ngày kể từ ngày khởi xướng rà soát (dự kiến đến ngày 02/9/2023). Trường hợp các doanh nghiệp không nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ và không được chọn làm bị đơn bắt buộc, doanh nghiệp có thể bị áp một mức thuế suất toàn quốc.
Trước đó, ngày 14/5/2022, DOC đã khởi xướng điều tra CBPG đối với mật ong Việt Nam. Ngày 17/11/2021, DOC ban hành kết luận sơ bộ và áp thuế mật ong Việt Nam từ 410,93% đến 413,99%. Ngày 08/4/2022, DOC ban hành kết luận cuối cùng, theo đó biên độ bán phá giá của Việt Nam được giảm rất mạnh, khoảng 7 lần so với kết luận sơ bộ, xuống còn 58,74%-61,27% nhờ điều chỉnh một phần phương pháp tính toán theo đề nghị của Việt Nam. Tháng 6 năm 2022, DOC đã ban hành lệnh áp thuế CBPG chính thức từ 58,74% đến 61,27% với sản phẩm mật ong Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong 05 năm kể từ ngày 03/6/2022 và sẽ tiến hành rà soát hành chính thuế CBPG hàng năm.
Nguồn: Tạp chí Thương Trường
- Mở rộng xuất khẩu: Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong muốn gì? (28-08-2023)
- Ngành hàng nào được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định VIFTA được thực thi? (28-08-2023)
- Xuất khẩu sang thị trường EU: Tập trung vào sản phẩm chế biến sâu, khác biệt (28-08-2023)
- Thương nhân xuất khẩu ngày càng tận dụng tốt hơn các FTA (28-08-2023)
- Xuất khẩu nông sản: Trung Quốc sẽ công nhận hệ thống tương đương (28-08-2023)