Những vấn đề pháp lý quan trọng mà các nhà bán lẻ thương mại điện tử cần chú ý (29-05-2023)
Các nhà bán lẻ thương mại điện tử luôn phải cập nhật và tuân theo những khung yêu cầu pháp lý bảo vệ người tiêu dùng mới được chính phủ đưa ra. Luật sư thương mại điện tử Robert Freund (Mỹ), trong một cuộc phỏng vấn, đã đưa ra danh sách những xu hướng mà các nhà bán lẻ cần chú ý.

Đăng ký và gia hạn tự động

Mô hình kinh doanh đăng ký là mô hình mà khách hàng phải trả chi phí định kỳ trong các khoảng thời gian đều đặn để có quyền truy cập vào sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây vốn là mảnh đất màu mỡ cho các nhà bán lẻ thương mại điện tử khi mô hình này đã mang về 26,9 tỷ USD trên toàn cầu trong năm 2022, theo Expert Market Research (EMR). EMR còn đặt kỳ vọng cao rằng con số sẽ lên tới 74,2 tỷ USD vào năm 2028.

Tuy nhiên, theo Freund, tính hợp pháp của việc tự động gia hạn đăng ký là một dấu hỏi lớn. Đạo luật khôi phục niềm tin của người mua sắm trực tuyến (ROSCA) năm 2010 yêu cầu các nhà bán lẻ cung cấp “cơ chế đơn giản để người tiêu dùng ngừng việc trả phí định kỳ”. Vào năm 2021, Ủy ban Thương mại Liên bang của Mỹ đã cảnh báo các công ty về việc sử dụng “các mô hình tối bất hợp pháp” để ngăn khách hàng hủy tư cách thành viên.

Tuy vậy đạo luật liên bang vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng dẫn tới “sự chắp vá luật trên toàn quốc” khi mỗi bang lại áp dụng một luật riêng chặt chẽ hơn. Freund cho biết sự kết hợp giữa luật liên bang, Uỷ ban Thương mại Liên bang và luật tiểu bang khác nhau khiến các nhà bán lẻ phải thay đổi mô hình của mình ở mỗi bang gây ra sự thiếu nhất quán và tốn một khoản chi phí lớn.

Chatbot

Chatbot là công cụ phổ biến trong thương mại điện tử để hỗ trợ và tư vấn dịch vụ cho khách hàng. Tuy vậy, chúng cũng là chủ đề của làn sóng kiện tụng ở California trong khoảng thời gian gần đây.

Kể từ tháng 7 năm 2019, các nhà bán lẻ sử dụng chatbot ở California phải xác định chúng với người tiêu dùng theo Đạo luật hiển thị bot (Bot Disclosure Act). Theo đó luật quy định rằng các nhà bán lẻ phải thể hiện rõ ràng, dễ thấy và thiết kế hợp lý các chatbot để người dùng có thể nhận biết rằng mình đang tương tác với bot. Từ đó thể hiện rằng tất cả các hành động đó không phải là kết quả của một con người. Việc không tiết lộ việc sử dụng bot có thể bị phạt 2.500 USD cho mỗi lần vi phạm.

Những vấn đề pháp lý quan trọng mà các nhà bán lẻ thương mại điện tử cần chú ýChatbot là một ứng dụng phần mềm dùng để thảo luận trực tuyến bằng văn bản thay vì cung cấp các thảo luận trực tiếp với người dùng có thật (ảnh minh họa).

Freund cho biết một công ty luật đang đề xuất việc chatbot vi phạm luật nghe lén của California. Chatbot thường ghi lại các cuộc trò chuyện và điều đó là bất hợp pháp trừ khi có sự chấp thuận của người dùng. Ông cho biết các tòa án chưa đưa ra phán quyết về vấn đề này vì sự mới mẻ của nó, nhưng nó có thể có tác động lớn đối với bất kỳ thương hiệu nào sử dụng chatbot.

Hàng giả 

Freund nói, các vụ kiện về bán hàng giả không phải là mới, nhưng chúng là vấn đề lâu năm đối với các nhà bán lẻ. Ngoài bán hàng giả, còn cả việc gắn mác định giá sai lệch hoặc cố tình định giá sai nhằm lừa đảo. Chẳng hạn như một số các nhà bán lẻ gắn mác giảm giá cho một số sản phẩm, khơi dậy niềm hứng thú của người tiêu dùng mặc dù các sản phẩm đó chưa bao giờ được bán với giá gốc. Ông cho rằng các nhà bán lẻ liên tục rơi vào tình huống này vì vấn đề nhận thức khi nhiều đối thủ cạnh tranh khác cũng đang làm điều tương tự.

Nguồn: Tạp chí Thương Trường

Quảng cáo