Yên Bái: Tổ chức tập huấn về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (27-07-2018)
D:\DU LIEU\NGOC LAN\2018\BAN TIN\Ban tin thang 7\IMG-0161.JPG

Sáng ngày 14 tháng 6 năm 2018 vừa qua.Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp đã phối hợp với phòng Kinh tế thành phố Yên Bái; chuyên gia về Tiết kiệm năng lượng và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai lớp tập huấn“Giới thiệu Luật, các văn bản dưới luật và các giải pháp về SDNLTK&HQ cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn thành phố Yên Bái”. Lớp tập huấn có 70 học viên là đại diện cho cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp; cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn thành phố Yên Bái.

Lớp tập huấn đã giới thiệu, phổ biến, tuyên truyền, cung cấp thông tin cho cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tại thành phố Yên Bái những kiến thức pháp luật cơ bản nhất trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực trạng và các giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Yên Bái.

Thông qua lớp tập huấn các học viên căn cứ vào tình hình sử dụng năng lượng của địa phương, của cơ quan, đơn vị và trong gia đình mình để có thể áp dụng các biện pháp, thiết bị công nghệ Tiết kiệm năng lượng thân thiện môi trường nhằm giảm chi phí sử dụng năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Nguồn: Phòng Khuyến công

Yên Bái ngăn chặn sụt giảm diện tích chè

Chè là cây công nghiệp được trồng từ lâu trên địa bàn tỉnh và liên quan đến đời sống của 20 vạn dân. Tuy nhiên, diện tích chè của tỉnh  đã giảm 1.146 ha so với năm 2016.

 

Bà con nông dân thu hái chè.

 

Chè là cây công nghiệp được trồng từ lâu trên địa bàn tỉnh và liên quan đến đời sống của 20 vạn dân. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, diện tích chè ngày một giảm; nhiều diện tích bị bỏ hoang, năng suất, sản lượng giảm hàng ngàn tấn, nhà máy đói nguyên liệu, người làm chè không sống bằng nghề chè.

Diện tích chè của tỉnh hiện chỉ còn 8.510 ha, giảm 1.146 ha so với năm 2016. Trong đó, huyện Trấn Yên giảm 390 ha, Yên Bình giảm 484 ha, Mù Cang Chải giảm 171 ha, thành phố Yên Bái giảm 135 ha.

Nguyên nhân là do chè già cỗi, không được đầu tư chăm sóc, hiệu quả kinh tế thấp nên người dân chuyển đổi sang trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả và một phần diện tích giảm do thu hồi đất để làm các công trình giao thông, dân cư.

Thời kỳ thịnh vượng của cây chè, toàn tỉnh có khoảng 115 nhà máy, cơ sở chế biến chè, đó là chưa kể hàng nghìn cơ sở chế biến bằng bom quay tay, góp phần giúp người trồng chè tiêu thụ nguyên liệu.

Thế nhưng, tổng công suất của các nhà máy chế biến đạt khoảng trên 995 tấn chè búp tươi/ngày và con số này gấp 3 lần so với khả năng đáp ứng vùng nguyên liệu. Dẫn đến hậu quả tất yếu là sự cạnh tranh không lành mạnh về nguyên liệu. Nhiều nhà máy thiếu nguyên liệu và để tồn tại được đã đua nhau mua tất cả các loại chè, miễn sao có nguyên liệu nên chất lượng thu hái thấp.

Nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, dẫn đến chất lượng chè kém, giá bán thấp, người làm chè không sống được bằng chè và hệ quả tất yếu là hàng nghìn héc - ta chè đã được người dân chuyển đổi sang cây trồng khác.

Cụ thể, nếu so với năm 2010 thì diện tích chè Yên Bái hiện giảm hơn 3.000 ha, kéo theo hệ luỵ là sản lượng chè búp tươi sụt giảm mạnh; trong đó, năm 2017, sản lượng chè búp tươi đạt 70.006 tấn, giảm 10.663 tấn so với năm 2016.

Diện tích, sản lượng giảm dẫn đến các nhà máy chế biến đói nguyên liệu và năm 2017 toàn tỉnh chỉ có 57  cơ sở chế biến chè hoạt động nhưng cũng chỉ có 10 cơ sở có nguyên liệu để sản xuất ổn định. Các cơ sở còn lại sản lượng chỉ đạt 30 - 50% so với cùng kỳ năm 2016.

Để bổ sung nguyên liệu, một số đơn vị đã thu mua từ các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Tuyên Quang nhưng cũng không được nhiều. Một số doanh nghiệp đã dừng chế biến chè búp tươi và chuyển sang thu mua chè bán thành phẩm để sàng cắt, phân loại làm thương mại. 

Để ngăn chặn sự suy giảm diện tích chè, năm 2018, tỉnh tiếp tục tái cơ cấu ngành chè theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững các mối quan hệ giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu ổn định diện tích chè khoảng 8.500 ha; trồng mới 150 ha chè Shan tại huyện Trạm Tấu và Văn Chấn; năng suất chè búp tươi đạt 95,79 tạ/ha; sản lượng đạt 75 nghìn tấn; trồng thay thế 200 ha diện tích chè già cỗi ở những nơi có diện tích trồng chè tập trung từ 5 ha trở lên tại các huyện vùng thấp.

Trước mắt, các địa phương tăng cường quản lý tốt quy hoạch phát triển vùng chè; kiểm tra, đánh giá và xây dựng phương án bảo vệ diện tích chè hiện có; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư liên kết xây dựng vùng nguyên liệu; hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng chè nguyên liệu; tiếp tục thực hiện đề án phát triển chè Shan vùng cao và thực hiện trồng cải tạo chè vùng thấp; nhân rộng cơ sở trồng và chế biến chè an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP…

Tại Hội thảo "Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025”, Tiến sĩ Đặng Văn Thư - Viện phó Viện Khoa học - Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc cho rằng: cây chè là một trong 4 loại cây chính của sản xuất nông nghiệp của Yên Bái mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân.

Tuy nhiên, giá trị mà cây chè mang lại chưa cao do nhiều diện tích chè đã già cỗi, giống chè có chất lượng cao ít, trình độ thâm canh thấp, sản phẩm chè đen chiếm tới 80%, giá chè đen xuất khẩu hiện nay rất thấp, dẫn tới thu nhập của người nông dân không cao.

Vì thế, ông đề xuất tỉnh Yên Bái cần nhanh chóng đưa các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao thay thế giống chè cũ; áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật vào canh tác và quy trình đốn 6 năm; cần có cơ chế, chính sách để giữ vững và phát triển vùng chè; ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, chế biến để nâng cao giá trị chè Yên Bái…

Theo YBĐT

Quảng cáo