Niên vụ dứa năm nay các đối tác Trung Quốc không thu mua, dứa chín đầy nương rẫy, giá sụt giảm thê thảm khiến nông dân lao đao. Phát biểu về tình trạng này, lãnh đạo ngành Nông nghiệp một địa phương thừa nhận đã thua canh bạc "xuất sang Trung Quốc" vì Trung Quốc bất ngờ “cắt cầu", trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, cần phải bỏ tư duy “đánh bạc” với thị trường xuất khẩu và cần những chiến lược bài bản để dứa nói riêng, nông sản Việt nói chung tiếp cận thị trường bằng con đường chính ngạch.

Tuy chỉ có 25 triệu dân, nhưng nhu cầu nhập khẩu (NK) hàng hóa của Australia rất lớn. Đây là thị trường nhiều tiềm năng cho sản phẩm xuất khẩu (XK) của Việt Nam, khi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được thực thi.

Mặc dù, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) trong quý I/2019 qua Lạng Sơn giảm, nhưng đây vẫn là một trong các địa bàn có hoạt động thương mại sôi động. Việc tạo điều kiện thuận lợi trong thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu luôn được tỉnh Lạng Sơn chú trọng thực hiện.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) - cho rằng, nửa cuối năm 2019, khi các văn bản hướng dẫn thực hiện được ban hành, phổ biến, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ tác động trực tiếp, tích cực tới xuất khẩu (XK) của doanh nghiệp (DN).

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu trong nửa đầu tháng 3/2019 đạt 17,7 nghìn tấn, trị giá 44,6 triệu USD, tăng 50,2% về lượng và tăng 2,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Mặc dù có tiềm năng và cơ hội kinh doanh lớn, nhưng trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam dường như chưa mấy mặn mà khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Trung Đông và Châu Phi. Song, gần đây tình hình đã thay đổi khi nhiều doanh nghiệp trong nước đã vượt qua được các trở ngại và tìm kiếm cơ hội giao thương mà khu vực này mang lại.

Sau khi đạt mức xuất siêu ấn tượng trong năm 2018 và xuất siêu nhẹ tháng đầu tiên của năm 2019, bước sang tháng thứ 2, nhập siêu đã quay trở lại. Bộ Công Thương đang tích cực triển khai loạt giải pháp, trong đó có tận dụng tối đa các Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đã đề ra.

Ngành cà phê Việt Nam được yêu cầu phải giữ vững vị trí thứ 2 thế giới về XK và sản lượng, phấn đấu đạt giá trị kim ngạch 6 tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, thực tế không mấy lạc quan khi liên tiếp những năm gần đây và ngay trong niên vụ cà phê 2019 này, giá cà phê liên tục giảm.

Năm 2019, ngành sản xuất, chế biến tôm đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 4,2 tỷ USD, góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thủy sản đạt mục tiêu 10 tỷ USD.

Ngay trong những ngày đầu năm mới Tết Kỷ Hợi vừa qua Tập đoàn Hoa Sen đã ký hợp đồng xuất khẩu 4.300 tấn tôn, trị giá 3,7 triệu USD đi thị trường Châu Mỹ. Các dây chuyền hoạt động sản xuất liên tục để đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh không bị gián đoạn.

Quảng cáo