I. THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1. Tình hình thương mại
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản tháng 1/2023 đạt 3,2 tỷ USD, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1,54 tỷ USD, giảm 24,6% so với cùng kỳ năm 2022; nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 1,68 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2022. Việt Nam nhập siêu từ Nhật Bản 137,2 triệu USD.
Sở Công Thương nhận được văn bản số 178/SCT-QLTM ngày 23/02/2023 của Sở Công Thương tỉnh Hà Giang về việc thông báo hoạt động thông quan hàng hóa, hành khách qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. Sở Công Thương gửi đến các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh một số thông tin như sau:
Ngày 24/01/2023 Ngân hàng nhà nước Pakistan (SBP) thông báo bãi bỏ quy định doanh nghiệp nhập khẩu phải xin phép cấp ngoại tệ trước khi nhập khẩu. Tuy nhiên SBP lại ban hành quy định mới có hiệu lực đến hết ngày 31/03/2023 theo đó các ngân hàng thương mại Pakistan được phép làm thủ tục và giải phóng chứng từ cho doanh nghiệp nhập khẩu đối với các lô hàng đã đến cảng Pakistan hoặc được giao từ 18/01/2023 trở về trước với điều kiện doanh nghiệp nhập khẩu thỏa thuận với đối tác thanh toán chậm 180 ngày hoặc thanh toán từ nước thứ ba.
Triển vọng xuất khẩu chè trong năm 2021 vẫn chưa có nhiều tín hiệu khả quan, bởi dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, sản lượng chè tại các nước sản xuất chính tăng nhờ thời tiết thuận lợi như Ấn Độ và Kenya, trong khi nhu cầu vẫn chưa được cải thiện. Xu hướng xuất khẩu tiếp tục ảm đạm nếu tình hình dịch Covid-19 vẫn chưa được khống chế.
Bộ Công Thương vừa đưa ra cảnh báo về việc Ấn Độ có khả năng siết chặt tiêu chuẩn đối với hồ tiêu nhập khẩu. Bộ cũng đề nghị hiệp hội, doanh nghiệp kiểm soát chất lượng tiêu xuất khẩu và có biện pháp ứng phó với trường hợp Ấn Độ đưa ra chính sách đột ngột gây bất lợi cho xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam.
Chưa hết khó khăn khi kim ngạch xuất khẩu sụt giảm mạnh do Covid-19, ngành gỗ tiếp tục khó chồng khó khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) quyết định khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với mặt hàng gỗ dán. “Miếng bánh” hội nhập đã và đang đưa ra những cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam vươn rộng ra thế giới, song cũng buộc doanh nghiệp phải minh bạch về nguồn gốc, gia tăng chất lượng sản phẩm, thậm chí, sẵn sàng tâm thế đối diện với các vụ kiện tụng.
Thực hiện nhiệm vụ “củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững” tại Nghị quyết 01/2020/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Công Thương đã cụ thể hóa thành 5 nhiệm vụ trọng tâm và quyết liệt thực hiện.
Theo Bộ Công Thương, tình hình giao nhận hàng hóa tại một số cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc và lượng hàng hóa còn tồn ở các cửa khẩu đã giảm hẳn.
Ngày 17/4, Tổng cục Ngoại thương (DGFT), cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ ban hành Thông báo số 03/2015-2020, theo đó, Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu các loại thuốc công thức được làm từ Paracetamol, quyết định này có hiệu lực thi hành ngay lập tức. Tuy nhiên, hoạt tính Paracetamol (API hoặc nguyên liệu thô) sẽ vẫn bị hạn chế xuất khẩu.
Những ngày gần đây, liên quan đến phương án điều hành xuất khẩu gạo và cụ thể hơn là mức xuất khẩu 400.000 tấn trong tháng 4/2020 xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Bộ Công Thương khẳng định đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ. Hơn thế, phương án hiện hành đã được lấy ý kiến các Bộ chức năng tới hai lần.