Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 5 tháng đầu năm 2018, hầu hết các lĩnh vực sản xuất đều có kết quả tăng so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 5 tháng ước đạt 15,57 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 38% kế hoạch năm. Nổi bật nhất là mặt hàng lúa gạo “được mùa, được giá” với giá trị xuất khẩu tăng mạnh.

Trong 5 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn Nghệ An đạt 509,7 triệu USD, tăng 57,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại 5 tháng đầu năm 2018 đạt 1,83 triệu tấn và 524 triệu USD, giảm 8,8% về khối lượng và giảm 3,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Tại phiên thảo luận Tổ diễn ra ngày 22/5, một vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về câu chuyện thị trường, giải cứu nông sản. Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính với hàng nông sản và chúng ta cần phải chấp nhận luật chơi chung”.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch XK tôm Việt Nam trong tháng 3/2018 đạt 302,4 triệu USD, tăng 25,8% so với tháng 3/2017, đưa tổng XK tôm trong quý I/2018 đạt 742,9 triệu USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2017. EU giữ vững vị trí là thị trường lớn nhất của sản phẩm tôm Việt Nam.

Sáng ngày 08/05/2018, Tập đoàn Hoa Sen đã chính thức xuất khẩu lô hàng 15.000 tấn tôn, trị giá khoảng 12 triệu USD đến châu Âu trên tàu tải trọng 63.000 DWT tại Cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Năm 2017 là một năm khá khởi sắc của ngành giày - dép Việt Nam khi xuất khẩu giày đạt 1,02 tỷ đôi đã đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu giày lớn thứ hai thế giới.

Năm 2017 là năm không có nhiều biến động đối với ngành xăng dầu khí. Các hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu được duy trì mức ổn định tăng trưởng theo xu hướng phát triển của nền kinh tế.

Theo lộ trình cam kết tại các FTA, năm 2018, thuế nhập khẩu của các đối tác sẽ tiếp tục được xóa bỏ hoặc cắt giảm, tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho hàng Việt Nam xuất khẩu đi các nước. Tuy nhiên cùng với đó, Việt Nam cũng phải đối diện với những thách thức không hề nhỏ. Để xuất khẩu tăng trưởng bền vững, cần phải có giải pháp tổng thể, căn cơ: từ thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn hàng chất lượng cho xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng;  duy trì thị trường xuất khẩu ổn định; đến những giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Thời gian qua, hàng loạt vụ việc phòng vệ thương mại (PVTM) được khởi xướng điều tra đã nối dài chuỗi gian nan, vướng mắc của hàng hóa XK. Dự kiến, các biện pháp PVTM được thị trường NK áp dụng sẽ còn gia tăng khi kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, buộc các DN, ngành hàng phải nhanh chóng nâng cao năng lực ứng phó, chấp nhận “sống chung với lũ”.

Quảng cáo