YênBái - Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 462.288,8 ha/469.858,9 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; trong đó, rừng đặc dụng 35.634,0 ha, rừng phòng hộ 138.414,2 ha, rừng sản xuất 288.240,6 ha. (18-09-2020)

Khai thác gỗ rừng trồng ở Yên Bình. (Ảnh: nongnghiep.vn)
Khai thác gỗ rừng trồng ở Yên Bình. (Ảnh: nongnghiep.vn)

 

 
Về cơ bản, cơ cấu 3 loại rừng của tỉnh đang được duy trì theo quy hoạch, bảo đảm mục tiêu đề ra. Diện tích rừng sản xuất tăng nhanh nhờ thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, triển khai hiệu quả các dự án trồng rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế trồng và phát triển vốn rừng. 
 
Nhờ đó, phong trào trồng rừng phát triển mạnh mẽ và trung bình mỗi năm toàn tỉnh trồng mới khoảng 15.000 ha rừng, góp phần nâng độ che phủ của rừng đạt 63%, đứng thứ 4 toàn quốc. 
 
Đặc biệt, sau 5 năm triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với nhiều giải pháp quan trọng được thực hiện, lĩnh vực lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao đời sống của người dân, ổn định phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 
 
Hiện, tỉnh đã hình thành mạng lưới sản xuất, cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Hàng năm, cơ sở giống cung cấp trên 109 triệu cây giống các loại phục vụ cho trồng rừng; tỷ lệ giống cây trồng lâm nghiệp được kiểm soát đạt trên 75%.
 
Chất lượng giống cây lâm nghiệp được cải thiện, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng. Năng suất rừng tự nhiên và rừng sản xuất được nâng lên 20 - 25% so với các năm trước, tăng trưởng bình quân từ 4 - 5 m3/ha. 
 
Để nâng cao giá trị gỗ xuất khẩu, các địa phương đã xây dựng, phát triển rừng trồng theo hướng quản lý rừng bền vững (FSC). Hết năm 2019, toàn tỉnh có 4.037,5 ha rừng trồng keo tai tượng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản trị rừng FSC cho nhóm hộ trồng rừng ở huyện Yên Bình. 
 
Đặc biệt, để nâng cao giá trị gia tăng rừng, tại các huyện vùng cao đã thực hiện hỗ trợ trồng bổ sung cây sơn tra trong rừng tự nhiên phòng hộ nghèo kiệt. Các huyện vùng thấp, thực hiện trồng bổ sung các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao như: trám, lát, giổi, sấu, mỡ, quế… góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. 
 
Đối với diện tích rừng trồng, tại các huyện vùng cao tập  trung hỗ trợ trồng rừng bằng cây bản địa, mang lại giá trị về kinh tế cao chủ lực là cây sơn tra với diện tích hỗ trợ 1.755 ha rừng trồng phòng hộ, sản xuất và 1.455,9 ha trồng khắc phục rừng trồng bị thiệt hại do rét đậm, rét hại. 
 
Bên cạnh đó, các địa phương đã phát huy có hiệu quả giá trị môi trường rừng thông qua chi trả dịch vụ môi trường rừng và các chương trình giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu. 
 
Tính riêng giai đoạn 2016 - 2020, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng đạt 501.953,44 triệu đồng, tổng kinh phí chi trả cho các chủ rừng từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng là 474.725,4 triệu đồng. 
 
Đặc biệt, trên cơ sở tiềm năng thế mạnh về phát triển lâm nghiệp tại địa phương, ngành lâm nghiệp đã xác định được một số loại cây trồng để phát triển hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với cây lâm nghiệp thông thường bao gồm: vùng quế, vùng tre măng Bát độ 5.000 ha; vùng cây sơn tra... 
 
Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất lâm nghiệp còn gặp phải một số hạn chế. Diện tích trồng rừng gỗ lớn vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp so với quỹ đất hiện có quy hoạch cho lâm nghiệp của tỉnh; việc sử dụng giống năng suất cao cho trồng rừng vẫn chiếm tỷ lệ thấp; giống do người dân tự bỏ vốn trồng rừng; sản xuất lâm nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo được vùng nguyên liệu tập trung quy mô gắn với thâm canh nâng cao sản lượng và giá trị; công nghiệp chế biến còn hạn chế, chưa tạo được động lực phát triển sản xuất và tham gia sâu vào chuỗi giá trị. 
 
Để khắc phục hạn chế trên, thời gian tới, tỉnh tập trung phát triển mạnh kinh tế lâm nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh, phấn đấu trở thành trung tâm chế biến lâm sản công nghệ cao của vùng trung du và miền núi phía Bắc. 
 
Trong đó, phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu cả về kinh tế, xã hội, môi trường; tăng nhanh tỷ trọng kinh tế lâm nghiệp lên 37% vào năm 2025; phấn đấu đến năm 2025 có trên 40.000 ha rừng cây gỗ lớn; khoảng 100.000 ha rừng trồng trở lên được cấp chứng chỉ FSC; bình quân hằng năm trồng trên 12.000 ha rừng các loại. 
 
Để đạt mục tiêu trên, tỉnh quy hoạch lại lĩnh vực lâm nghiệp, tập trung phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn bằng các loại cây gỗ lớn, lâm đặc sản, cây ăn quả, quế... gắn với phát triển lâm sản ngoài gỗ và cây dược liệu dưới tán rừng. 
 
Ban hành chính sách đặc thù đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, giao đất, giao rừng, nâng gấp đôi giá dịch vụ bảo vệ rừng cùng với nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, đời sống người dân ổn định và khá lên từ rừng; quản lý chặt chẽ, bảo vệ, khoanh nuôi và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường, thúc đẩy hệ sinh thái đặc trưng, bền vững. 
 
Ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ sinh học trong sản xuất giống phục vụ mục tiêu trồng rừng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đối với nhóm cây chủ lực của tỉnh;
 
Thu hút doanh nghiệp có thế mạnh đầu tư lâm nghiệp bền vững; liên kết doanh nghiệp với các hộ dân và hợp tác xã sản xuất, chế biến lâm sản theo chuỗi giá trị. Hình thành các khu, cụm công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu chế biến lâm sản, thu hút đầu tư chế biến công nghệ cao, phát triển sản phẩm có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.    


Khai thác gỗ rừng trồng ở Yên Bình. (Ảnh: nongnghiep.vn)
Khai thác gỗ rừng trồng ở Yên Bình. (Ảnh: nongnghiep.vn)

 

 
Về cơ bản, cơ cấu 3 loại rừng của tỉnh đang được duy trì theo quy hoạch, bảo đảm mục tiêu đề ra. Diện tích rừng sản xuất tăng nhanh nhờ thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, triển khai hiệu quả các dự án trồng rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế trồng và phát triển vốn rừng. 
 
Nhờ đó, phong trào trồng rừng phát triển mạnh mẽ và trung bình mỗi năm toàn tỉnh trồng mới khoảng 15.000 ha rừng, góp phần nâng độ che phủ của rừng đạt 63%, đứng thứ 4 toàn quốc. 
 
Đặc biệt, sau 5 năm triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với nhiều giải pháp quan trọng được thực hiện, lĩnh vực lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao đời sống của người dân, ổn định phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 
 
Hiện, tỉnh đã hình thành mạng lưới sản xuất, cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Hàng năm, cơ sở giống cung cấp trên 109 triệu cây giống các loại phục vụ cho trồng rừng; tỷ lệ giống cây trồng lâm nghiệp được kiểm soát đạt trên 75%.
 
Chất lượng giống cây lâm nghiệp được cải thiện, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng. Năng suất rừng tự nhiên và rừng sản xuất được nâng lên 20 - 25% so với các năm trước, tăng trưởng bình quân từ 4 - 5 m3/ha. 
 
Để nâng cao giá trị gỗ xuất khẩu, các địa phương đã xây dựng, phát triển rừng trồng theo hướng quản lý rừng bền vững (FSC). Hết năm 2019, toàn tỉnh có 4.037,5 ha rừng trồng keo tai tượng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản trị rừng FSC cho nhóm hộ trồng rừng ở huyện Yên Bình. 
 
Đặc biệt, để nâng cao giá trị gia tăng rừng, tại các huyện vùng cao đã thực hiện hỗ trợ trồng bổ sung cây sơn tra trong rừng tự nhiên phòng hộ nghèo kiệt. Các huyện vùng thấp, thực hiện trồng bổ sung các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao như: trám, lát, giổi, sấu, mỡ, quế… góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. 
 
Đối với diện tích rừng trồng, tại các huyện vùng cao tập  trung hỗ trợ trồng rừng bằng cây bản địa, mang lại giá trị về kinh tế cao chủ lực là cây sơn tra với diện tích hỗ trợ 1.755 ha rừng trồng phòng hộ, sản xuất và 1.455,9 ha trồng khắc phục rừng trồng bị thiệt hại do rét đậm, rét hại. 
 
Bên cạnh đó, các địa phương đã phát huy có hiệu quả giá trị môi trường rừng thông qua chi trả dịch vụ môi trường rừng và các chương trình giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu. 
 
Tính riêng giai đoạn 2016 - 2020, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng đạt 501.953,44 triệu đồng, tổng kinh phí chi trả cho các chủ rừng từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng là 474.725,4 triệu đồng. 
 
Đặc biệt, trên cơ sở tiềm năng thế mạnh về phát triển lâm nghiệp tại địa phương, ngành lâm nghiệp đã xác định được một số loại cây trồng để phát triển hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với cây lâm nghiệp thông thường bao gồm: vùng quế, vùng tre măng Bát độ 5.000 ha; vùng cây sơn tra... 
 
Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất lâm nghiệp còn gặp phải một số hạn chế. Diện tích trồng rừng gỗ lớn vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp so với quỹ đất hiện có quy hoạch cho lâm nghiệp của tỉnh; việc sử dụng giống năng suất cao cho trồng rừng vẫn chiếm tỷ lệ thấp; giống do người dân tự bỏ vốn trồng rừng; sản xuất lâm nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo được vùng nguyên liệu tập trung quy mô gắn với thâm canh nâng cao sản lượng và giá trị; công nghiệp chế biến còn hạn chế, chưa tạo được động lực phát triển sản xuất và tham gia sâu vào chuỗi giá trị. 
 
Để khắc phục hạn chế trên, thời gian tới, tỉnh tập trung phát triển mạnh kinh tế lâm nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh, phấn đấu trở thành trung tâm chế biến lâm sản công nghệ cao của vùng trung du và miền núi phía Bắc. 
 
Trong đó, phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu cả về kinh tế, xã hội, môi trường; tăng nhanh tỷ trọng kinh tế lâm nghiệp lên 37% vào năm 2025; phấn đấu đến năm 2025 có trên 40.000 ha rừng cây gỗ lớn; khoảng 100.000 ha rừng trồng trở lên được cấp chứng chỉ FSC; bình quân hằng năm trồng trên 12.000 ha rừng các loại. 
 
Để đạt mục tiêu trên, tỉnh quy hoạch lại lĩnh vực lâm nghiệp, tập trung phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn bằng các loại cây gỗ lớn, lâm đặc sản, cây ăn quả, quế... gắn với phát triển lâm sản ngoài gỗ và cây dược liệu dưới tán rừng. 
 
Ban hành chính sách đặc thù đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, giao đất, giao rừng, nâng gấp đôi giá dịch vụ bảo vệ rừng cùng với nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, đời sống người dân ổn định và khá lên từ rừng; quản lý chặt chẽ, bảo vệ, khoanh nuôi và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường, thúc đẩy hệ sinh thái đặc trưng, bền vững. 
 
Ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ sinh học trong sản xuất giống phục vụ mục tiêu trồng rừng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đối với nhóm cây chủ lực của tỉnh;
 
Thu hút doanh nghiệp có thế mạnh đầu tư lâm nghiệp bền vững; liên kết doanh nghiệp với các hộ dân và hợp tác xã sản xuất, chế biến lâm sản theo chuỗi giá trị. Hình thành các khu, cụm công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu chế biến lâm sản, thu hút đầu tư chế biến công nghệ cao, phát triển sản phẩm có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.    
Nguồn: Báo Yên Bái

Quảng cáo