Trong quá trình hội nhập kinh tế, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng gắn với đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) đang là định hướng quan trọng để gia tăng giá trị và khẳng định thương hiệu. Điều này, đã được Yên Bái đặc biệt quan tâm, là tỉnh dẫn đầu cả nước về bảo hộ CDĐL.

Cùng với những định hướng, giải pháp thiết thực về phát triển cây quế của tỉnh rất cần sự chung tay của các tổ chức phi chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ"4 nhà” để cây quế Yên Bái duy trì bền vững chất lượng, thương hiệu, tiếp tục có những bước tiến mới trên thị trường quốc tế.

Với tiềm năng về thổ nhưỡng, khí hậu, mở rộng diện tích và chủng loại dược liệu hàng hóa có ưu thế là một trong những nhiệm vụ đang được tỉnh Yên Bái triển khai với mục tiêu đến năm 2025 có 5.000 ha cây dược liệu phát triển ổn định, nhân rộng các giống dược liệu quý, có năng suất, chất lượng cao.

Có thể khẳng định, cây quế là một loại cây trồng có giá trị về kinh tế cao, được người dân Yên Bái ví như “vàng xanh” trên núi.

Các sản phẩm được đầu tư thương hiệu đều mang lại hiệu quả, được thị trường chấp nhận và giá bán tăng. Do đó, nhiều sản phẩm đã chú trọng xây dựng thương hiệu và bước đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường, vào hệ thống bán lẻ

Với tổng diện tích quế trên 81.000 ha, chiếm 1/3 diện tích rừng trồng của tỉnh, Yên Bái đang là địa phương có diện tích, sản lượng, chất lượng quế đứng đầu cả nước. Các sản phẩm quế Yên Bái đã có mặt ở gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc với quy mô lớn nhất từ trước đến nay diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15 đến 17/3, 30 sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái đã tham gia gian trưng bày, góp phần quảng bá các sản phẩm địa phương đến khách hàng trong nước và quốc tế.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến thất thường, nguy cơ các loại dịch bệnh, giá các loại vật tư nông nghiệp luôn ở mức cao… song, giai đoạn vừa qua, sản xuất của ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng 5,2 - 5,9%/năm.

 

Nông nghiệp xanh góp phần tạo ra những chuỗi sản xuất khép kín, tận dụng các phụ phẩm của sản phẩm này để bổ trợ cho sản phẩm khác. Điều này phát huy hiệu quả cao không chỉ ở những mô hình chuyên canh mà còn phù hợp với các mô hình kinh tế tổng hợp, mô hình kinh tế hộ có quy mô vừa và nhỏ.

Văn Yên là địa phương có diện tích và sản lượng quế lớn nhất cả nước. Theo số liệu mới nhất được công bố, đến hết năm 2023, huyện có trên 55.000 ha quế; rong đó, diện tích quế tập trung trên 30.000 ha. Loại cây trồng truyền thống tiếp tục là cây trồng chủ lực giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Quảng cáo