YênBái - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

YênBái - Ngày 18 và 19/9, tại thị xã Nghĩa Lộ, Hội Nữ doanh nhân tỉnh phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF Vietnam) và Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ Gia đình và Phát triển Cộng đồng (CFSCD) tổ chức khóa tập huấn Nâng cao kỹ năng Quản lý cho Hội nữ Doanh nhân tỉnh.


Khai thác gỗ rừng trồng ở Yên Bình. (Ảnh: nongnghiep.vn)
Khai thác gỗ rừng trồng ở Yên Bình. (Ảnh: nongnghiep.vn)

 

 
Về cơ bản, cơ cấu 3 loại rừng của tỉnh đang được duy trì theo quy hoạch, bảo đảm mục tiêu đề ra. Diện tích rừng sản xuất tăng nhanh nhờ thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, triển khai hiệu quả các dự án trồng rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế trồng và phát triển vốn rừng. 
 
Nhờ đó, phong trào trồng rừng phát triển mạnh mẽ và trung bình mỗi năm toàn tỉnh trồng mới khoảng 15.000 ha rừng, góp phần nâng độ che phủ của rừng đạt 63%, đứng thứ 4 toàn quốc. 
 
Đặc biệt, sau 5 năm triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với nhiều giải pháp quan trọng được thực hiện, lĩnh vực lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao đời sống của người dân, ổn định phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 
 
Hiện, tỉnh đã hình thành mạng lưới sản xuất, cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Hàng năm, cơ sở giống cung cấp trên 109 triệu cây giống các loại phục vụ cho trồng rừng; tỷ lệ giống cây trồng lâm nghiệp được kiểm soát đạt trên 75%.
 
Chất lượng giống cây lâm nghiệp được cải thiện, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng. Năng suất rừng tự nhiên và rừng sản xuất được nâng lên 20 - 25% so với các năm trước, tăng trưởng bình quân từ 4 - 5 m3/ha. 
 
Để nâng cao giá trị gỗ xuất khẩu, các địa phương đã xây dựng, phát triển rừng trồng theo hướng quản lý rừng bền vững (FSC). Hết năm 2019, toàn tỉnh có 4.037,5 ha rừng trồng keo tai tượng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản trị rừng FSC cho nhóm hộ trồng rừng ở huyện Yên Bình. 
 
Đặc biệt, để nâng cao giá trị gia tăng rừng, tại các huyện vùng cao đã thực hiện hỗ trợ trồng bổ sung cây sơn tra trong rừng tự nhiên phòng hộ nghèo kiệt. Các huyện vùng thấp, thực hiện trồng bổ sung các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao như: trám, lát, giổi, sấu, mỡ, quế… góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. 
 
Đối với diện tích rừng trồng, tại các huyện vùng cao tập  trung hỗ trợ trồng rừng bằng cây bản địa, mang lại giá trị về kinh tế cao chủ lực là cây sơn tra với diện tích hỗ trợ 1.755 ha rừng trồng phòng hộ, sản xuất và 1.455,9 ha trồng khắc phục rừng trồng bị thiệt hại do rét đậm, rét hại. 
 
Bên cạnh đó, các địa phương đã phát huy có hiệu quả giá trị môi trường rừng thông qua chi trả dịch vụ môi trường rừng và các chương trình giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu. 
 
Tính riêng giai đoạn 2016 - 2020, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng đạt 501.953,44 triệu đồng, tổng kinh phí chi trả cho các chủ rừng từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng là 474.725,4 triệu đồng. 
 
Đặc biệt, trên cơ sở tiềm năng thế mạnh về phát triển lâm nghiệp tại địa phương, ngành lâm nghiệp đã xác định được một số loại cây trồng để phát triển hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với cây lâm nghiệp thông thường bao gồm: vùng quế, vùng tre măng Bát độ 5.000 ha; vùng cây sơn tra... 
 
Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất lâm nghiệp còn gặp phải một số hạn chế. Diện tích trồng rừng gỗ lớn vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp so với quỹ đất hiện có quy hoạch cho lâm nghiệp của tỉnh; việc sử dụng giống năng suất cao cho trồng rừng vẫn chiếm tỷ lệ thấp; giống do người dân tự bỏ vốn trồng rừng; sản xuất lâm nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo được vùng nguyên liệu tập trung quy mô gắn với thâm canh nâng cao sản lượng và giá trị; công nghiệp chế biến còn hạn chế, chưa tạo được động lực phát triển sản xuất và tham gia sâu vào chuỗi giá trị. 
 
Để khắc phục hạn chế trên, thời gian tới, tỉnh tập trung phát triển mạnh kinh tế lâm nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh, phấn đấu trở thành trung tâm chế biến lâm sản công nghệ cao của vùng trung du và miền núi phía Bắc. 
 
Trong đó, phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu cả về kinh tế, xã hội, môi trường; tăng nhanh tỷ trọng kinh tế lâm nghiệp lên 37% vào năm 2025; phấn đấu đến năm 2025 có trên 40.000 ha rừng cây gỗ lớn; khoảng 100.000 ha rừng trồng trở lên được cấp chứng chỉ FSC; bình quân hằng năm trồng trên 12.000 ha rừng các loại. 
 
Để đạt mục tiêu trên, tỉnh quy hoạch lại lĩnh vực lâm nghiệp, tập trung phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn bằng các loại cây gỗ lớn, lâm đặc sản, cây ăn quả, quế... gắn với phát triển lâm sản ngoài gỗ và cây dược liệu dưới tán rừng. 
 
Ban hành chính sách đặc thù đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, giao đất, giao rừng, nâng gấp đôi giá dịch vụ bảo vệ rừng cùng với nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, đời sống người dân ổn định và khá lên từ rừng; quản lý chặt chẽ, bảo vệ, khoanh nuôi và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường, thúc đẩy hệ sinh thái đặc trưng, bền vững. 
 
Ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ sinh học trong sản xuất giống phục vụ mục tiêu trồng rừng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đối với nhóm cây chủ lực của tỉnh;
 
Thu hút doanh nghiệp có thế mạnh đầu tư lâm nghiệp bền vững; liên kết doanh nghiệp với các hộ dân và hợp tác xã sản xuất, chế biến lâm sản theo chuỗi giá trị. Hình thành các khu, cụm công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu chế biến lâm sản, thu hút đầu tư chế biến công nghệ cao, phát triển sản phẩm có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.    

YênBái - Sáng 17/9, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Công ty cổ phần Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tích hợp ANIFER tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn khép kín công nghệ cao kết hợp trồng cây ăn quả công nghệ tưới Israel tại xã Đông An, huyện Văn Yên.

YênBái - Thực hiện chương trình công tác của Tỉnh ủy, ngày 17/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức tổng duyệt lần 2 các nội dung chương trình Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2020- 2025.

YênBái - Tạo đột phá trong liên thông cải cách thủ tục hành chính ở 3 cấp tỉnh, huyện xã, kết nối trục với Trục liên thông quốc gia và Cổng dịch vụ công quốc gia giúp Yên Bái là 1 trong những địa phương đi đầu cả nước hoàn chỉnh giải quyết liên thông thủ tục hành chính ở cả 4 cấp.

YênBái - Thực hiện Luật Tiếp công dân và Quy chế tiếp công dân, ngày 15/9/2020, tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh đã chủ trì phiên tiếp công dân định kỳ tháng 9/2020 theo quy định.

YênBái - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND phối hợp tổ chức tiếp công dân phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (gọi tắt là Kế hoạch).

Tỉnh Yên Bái đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường cơ hội, phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

YênBái - Thực hiện kế hoạch của Bộ Công an về triển khai Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư bảo đảm tiến độ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, lực lượng công an toàn tỉnh đã gấp rút hoàn thiện việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư.

Quảng cáo